Trong thị trường ván lót sàn hiện nay có thể sàn gỗ công nghiệp chiếm ưu thế và phát triển mạnh nhất. Bởi vì các đặc tính nổi trội, tính ứng dụng cao cùng với giá thành phù hợp của loại vật liệu này mà nó là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vậy bạn đã thật sự hiểu hết về sàn gỗ công nghiệp? chắc chắn sẽ còn rất nhiều điều thắc mắc xoay quanh loại vật liệu đa năng tiện dụng này. Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé. Có khá nhiều thông tin hữu ích cho bạn đấy nhất là những người đang có nhu cầu sử dụng sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là gì ? Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp và ứng dụng của nó
Bạn có từng đặt câu hỏi vì sao ứng dụng của sàn gỗ lại rất đa dạng từ nhà ở, chung cư đến showroom, trường học…đều sử dụng được?. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết cấu tạo cũng như sàn gỗ công nghiệp là gì.
Sàn gỗ công nghiệp là gì ?
Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu thay thế cho gạch men, đá hoa hay các vật liệu ốp truyền thống khác. Được dùng để lót sàn, ốp tường, ốp trần, ốp cầu thang…Là sản phẩm khắc phục được nhiều nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên như mối mọt, cong vênh, giãn nở… nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ không thua kém bất kỳ loại vật liệu ván ốp nào với giá thành lại rất phù hợp. Do đó được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Có thể nói sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm hoàn hảo dùng cho trang trí nội ngoại thất phù hợp với nhiều không gian khác nhau.
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Được cấu tạo từ bộ gỗ tự nhiên, hạt nhựa và các chất phụ gia được ép nén dưới áp suất cao tạo ra cốt gỗ cứng chắc. Có cấu tạo 4 lớp chính:
1. Lớp áo bảo vệ
Đây là lớp bên ngoài phủ bề mặt. Là một lớp màng trong suốt và cứng, được cấu tạo từ Oxit nhôm và sợi thuỷ tinh. Có khả năng chống trầy xước, mài mòn, chống bám bụi bẩn. Lớp này cũng quyết định tiêu chuẩn AC1-AC5, chỉ số AC càng cao thì khả năng chống trầy, mài mòn càng cao.
2. Lớp vân gỗ
Hay còn gọi là lớp trang trí với họa tiết vân gỗ mô phỏng gỗ tự nhiên. Sử dụng công nghệ in đại vì vậy mang đến sự sắc nét, tinh xảo và tính thẩm mỹ cho sàn gỗ. Hiện nay sàn gỗ công nghiệp mẫu mã rất đa dạng có hàng trăm hoạ tiết khác nhau từ vân gỗ, vân đá, vân thảm mỗi loại lại có những mẫu thiết kế riêng nên hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cho từng không gian khác nhau
3. Lớp cốt gỗ
Còn gọi là lớp lõi chính. Đây là lớp quyết định chất lượng độ bền của sàn gỗ như khả năng chịu nước, chống mối mọt, chịu va đập…Lớp này sẽ là bột gỗ kết hợp các chất phụ gia khác được nén dưới áp suất cao tạo ra những lớp cốt gỗ khác nhau đặc tính chung đều bền chắc. Hiện nay có một số cốt gỗ phổ biến như HDF, MDF, MFC…mỗi loại có những ưu điểm riêng
4. Lớp cân bằng
Hay còn gọi là lớp đế sàn, được làm từ nhựa tổng hợp. Có tác dụng tạo lớp bảo vệ bề mặt dưới của sàn gỗ tránh hiện tượng bốc hơi ẩm ngược từ đất lên. Nhờ đó tránh được hiện tượng ẩm mốc dưới mặt sàn.
Ứng dụng sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp rất đa năng có thể sử dụng cho hầu hết mọi loại công trình khác nhau như nhà ở, khách sạn, resort, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện…. Ứng dụng trang trí từ nội thất như ốp tường, ốp trần, ốp nền…Đến ngoại thất như lót sàn hồ bơi, sân vườn, ban công, lam che nắng… mang lại sự nổi bật, tính thẩm mỹ cho không gian
Ưu nhược điểm sàn gỗ công nghiệp
Không phải đơn giản sàn gỗ công nghiệp lại được yêu thích và sử dụng nhiều vì chúng có ưu điểm nổi trội như:
Ưu điểm
1. Đa dạng về mẫu mã, màu sắc
Phong phú với nhiều hoạ tiết hoa vân gỗ, màu sắc khác nhau cho người tiêu dùng sự lựa chọn thoải mái. Mô phỏng các vân gỗ tự nhiên từ gỗ sồi, gỗ giáng hương, gỗ tỵ, óc chó…đều có. Đường nét tinh tế, khá chân thật nên cũng không dễ phân biệt đâu là gỗ công nghiệp đâu là gỗ tự nhiên.
2. Khả năng chịu nước tốt
So với gỗ tự nhiên thì sàn gỗ công nghiệp chịu nước khá tốt. Đối với những sản phẩm cao cấp có thể ngâm trong nước nhiều giờ liền mà không ảnh hưởng đến kết cấu của sàn. Cốt gỗ HDF được đánh giá cao hơn cốt MDF, MFC trong khả năng chống nước, chống ẩm vì vậy khi mua hàng bạn nên ưu tiên chọn cốt gỗ này.
3. Chịu áp lực, không cong vênh, mối mọt
Do lớp cốt gỗ được xử lý kỹ lưỡng và được ép nén dưới áp suất cao do đó khả năng chịu lực khá tốt tạo sự vững chắc cho toàn tấm ván sàn.
4. Thi công và tháo lắp đơn giản, nhanh chóng
Hầu như các sàn gỗ công nghiệp đều có trang bị hệ thống hèm khoá thông minh nên việc lắp khá đơn giản và nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công hơn. Nếu có kiến thức cơ bản về sàn gỗ bạn cũng có thể hoàn toàn tự tay lắp đặt được. Hơn thế nữa đối với sàn gỗ công nghiệp bạn hoàn toàn có khả năng tái sử dụng. Bạn chỉ việc tháo sàn, vệ sinh và bảo quản đúng cách là có thể sử dụng lại.
5. Tiết kiệm chi phí lắp đặt
So với sàn gỗ tự nhiên thì giá thành sàn gỗ công nghiệp rẻ hơn rất nhiều lần. Vớ Bên cạnh đó chi phí nhân công lắp đặt cũng rẻ hơn so với gỗ tự nhiên vì không đòi quá cao tay nghề người thợ. Có thể nói đây là sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng với nhiều phân khúc giá thành từ thấp đến cao cấp đều có.
6. Dễ dàng vệ sinh lau chùi
Chống bám bụi, dễ lau chùi. Chỉ cần khăn ẩm nhẹ lau là được không cần chất tẩy rửa chuyên dụng gì cả
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì sàn gỗ công nghiệp cũng còn tồn tại những mặt hạn chế nhỏ như:
- Sàn gỗ dù có khả năng chịu nước tốt đến đâu cũng không thể so sánh bằng vật liệu như đá, xi măng…Kể cả sàn gỗ tự nhiên cũng vậy do đó sàn gỗ công nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhất là với những sản phẩm sản xuất giá rẻ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chống nước cao.
- Đòi hỏi bề mặt thi công phải được xử lý thật kỹ, phải bằng phẳng không mấp mô
- Có quá nhiều mẫu mã, thương hiệu nên dễ xuất hiện hàng giả kém chất lượng
Phân loại sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã nhưng xét chung có thể phân chia theo cốt gỗ cấu thành sản phẩm. Hiện nay cũng có đến 5 loại cốt gỗ nhưng chủ yếu sử dụng phổ biến là HDF, MFC và MDF
1. Gỗ HDF(High Density Fiberboard)
Cốt gỗ HDF chủ yếu từ 80% bột gỗ tự nhiên từ rừng trồng nguyên khối, được luộc và sấy khô sau đó được trộn với với chất phụ gia khác. Hỗn hợp này được ép nén dưới áp suất cao (800-870 kg/cm2) cùng nhiệt độ cao 1.000C – 2.000C hình thành nên tấm ván gỗ HDF có kích kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm. Đặc điểm nổi bật nhất chính là khả năng chịu nước cao, chịu lực tốt. Gỗ có độ cứng lớn lên ít cong vênh trong quá trình sử dụng. Phù hợp các khu vực có mật độ đi lại nhiều như phòng khách, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại
2. Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Hay còn gọi là cốt ván mịn. Loại cốt gỗ này từ bột gỗ của các cành cây, nhánh cây, gỗ vụn…trộn với keo chuyên dụng để tạo ra các tấm ván với độ dày từ 3mm – 25mm, kích thước 1220mm x 2440mm. Có 4 loại gỗ MDF là MDF dùng trong nhà, MDF chịu nước dùng cho không gian ngoài trời, MDF mặt mịn trơn và MDF mặt nhám. MDF chống nước kém hơn cốt HDF nhất là với loại MDF thông thường. Bên cạnh đó, sàn gỗ công nghiệp MDF không có độ dẻo do đó không sử dụng được trong các thiết kế đòi hỏi sự trạm trổ điêu khắc như gỗ tự nhiên. Giá thành MDF rẻ hơn so với HDF nên khá phù hợp với nhiều người tiêu dùng.
3. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Hay còn gọi là cốt ván dăm, được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…). Được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với các chất phụ gia để ép ra tấm ván MFC với độ dày từ 9mm – 25mm, kích thước chuẩn 1220mm x 2440mm. Có 2 loại: cốt đỏ (loại thường) và cốt xanh (loại có khả năng chống ẩm). Nếu MFC độ nhẵn mịn, thì MDF không mịn trái lại nó nhám sần sùi dễ dàng phân biệt nhìn thấy được nên MFC giá trị thấp hơn so với MDF. Thường đường sử dụng nhiều trong việc sản xuất bàn làm việc, tủ quần áo, tủ tài liệu, tủ bếp, vách ngăn toilet.
Các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay
Rất nhiều thương hiệu khác nhau đến từ những quốc gia khác nhau. Để giúp người tiêu dùng dễ nắm bắt chúng tôi xin giới thiệu đến các thương hiệu phổ biến và tốt nhất hiện nay như:
1. Sàn gỗ Châu Âu
Các sản phẩm từ Châu Âu luôn đảm bảo quá trình kiểm tra chất lượng khắt khe trước khi xuất xưởng nên sàn gỗ được nhập khẩu từ Châu Âu cũng được đánh giá rất cao. Có nhiều thương hiệu nổi tiếng như sàn gỗ Đức có Egger, Classen…,Thuỵ Sĩ có Kronoswiss, Bỉ thì có Pergo, Quickstep…Đặc điểm chung của ván sàn gỗ Châu Âu là màu sắc đẹp, tinh tế sang trọng. Bên cạnh đó khả năng chịu nước, chịu mài mòn, chịu lực khá cao.
xem thêm: sàn gỗ Châu Âu chất lượng tại đây
2. Sàn gỗ Malaysia
Đây là thương hiệu quen thuộc và được dùng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Nổi tiếng với dòng sàn gỗ HDF chịu nước, cứng cáp phù hợp với khí hậu nóng ẩm nước ta. Có thể kể đến một số hãng như Janmi, Inovar, robina, Rainforest, Smartchoice…. Sàn gỗ công nghiệp Malaysia chất lượng tốt với giá thành phải chăng, đa dạng mẫu mã luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng
xem thêm: sàn gỗ Malaysia đẹp, bền tại đây
3. Sàn gỗ Thái Lan
Giá thành tương đối thấp hơn sàn gỗ Malaysia nên cũng khá được ưa chuộng. Với các thương hiệu nổi tiếng như Thairoyal, Thaixin, Leowood…với khả năng chịu ngập nước có thể lên đến 24h. Bên cạnh đó khả năng chống cháy lan, chống trầy trước cũng rất ấn tượng.
xem thêm: sàn gỗ Thai Lan giá rẻ tại đây
4. Sàn gỗ Việt Nam
Sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ hiện đại Châu Âu tạo ra những sản phẩm nội địa mang chất lượng cao. Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ Việt Nam là tiết kiệm chi phí nhất cho người tiêu dùng do không phải mất chi phí nhập khẩu, thuế hải quản cũng như khâu vận chuyển. Bên cạnh đó nguồn hàng lúc nào dồi dào do sẵn nguyên vật liệu trong nước. Các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp Việt Nam có thể kể đến như: Wilson, Morse, Pago, Galamax, Winmax…Với sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp chất lượng sàn gỗ Việt Nam cũng không hề thua kém sàn gỗ Malaysia.
5. Sàn gỗ Trung Quốc
Giá thành rẻ với các thương hiệu tiêu biểu như Malayfloor, Witex, Maxlock…Cho giá thành rẻ nên chất lượng tương ứng, nói chung chỉ phù hợp với sử dụng với công trình ngắn hạn không đòi cao về độ bền, tính thẩm mỹ quá cao.
Giá 1m2 sàn gỗ công nghiệp là bao nhiêu ?
Tuỳ vào nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, mẫu mã, kích thích…của sàn gỗ mà giá sàn gỗ công nghiệp mỗi loại sẽ có sự chênh lệch khá rõ ràng. Để dễ cho sự dự toán chi phí, chúng tôi chia ra phân khúc như sau:
- Phân khúc cao cấp: đến từ các thương hiệu Châu Âu như Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ…hoặc các sản phẩm thuộc hàng cao cấp của Malaysia có giá vào khoảng 300.000-700.000 đồng/m2.
- Phân khúc tầm trung: với giá giao động từ từ 250.000-400.000 đồng/m2 với các sản từ Châu Á như Malaysia, Việt Nam, Thái Lan. Đây là phân khúc hút khách nhất vì giá thành phù hợp mà chất lượng cũng tương đối ổn định.
- Phân khúc giá rẻ: có giá chỉ từ trên dưới 200.000 đồng/m2 đa phần là các ván sàn xuất xứ từ Trung Quốc. Sau thời gian ngắn sử dụng có hiện tượng phồng rộp, trầy xước, bong tróc…làm giảm chất lượng và thẩm mỹ không gian. Vì vậy bạn cần cân chắc nhé.
Đây chỉ mới là giá thành cơ bản của sàn gỗ. Để tính toán đầy đủ chi phí lắp đặt hoàn thiện một sàn gỗ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chi phí lắp đặt, chi phí trang trí phụ kiện hay chi phí vận chuyển. Vì vậy khách hàng hãy liên hệ chúng tôi để được báo giá chi tiết đầy đủ nhất.
Những câu hỏi thường gặp khi mua sàn gỗ
Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào thì chắc chắn những thắc mắc xoay quanh nó luôn có. Có rất nhiều câu hỏi về sàn gỗ công nghiệp, tuy nhiên đây là những câu hỏi thường gặp nhất trong quá trình chúng tôi tư vấn cho khách hàng
1. Sàn gỗ có dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi không?
Câu trả lời là có, khá đơn giản trong khâu vệ sinh lau chùi. Hàng ngày bạn chỉ cần quét và lau chùi bình thường với nước là được. Tuy nhiên chú ý không dùng khăn quá ướt hay thường xuyên để nước đọng lại trên mặt sàn vì điều này dẫn đến tình trạng sàn bị thấm nước dẫn đến cong vênh.
2. Nên dùng sàn gỗ loại nào tốt nhất hiện nay ?
Như đã phân tích phần trên, hiện nay có rất nhiều thương hiệu sàn gỗ khác nhau từ giá rẻ đến cao cấp. Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính của mỗi gia đình mà có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Giá thành đi đôi với chất lượng đó là điều chắc chắn. Vì vậy nếu có điều kiện kinh tế chúng tôi vẫn khuyến khích bạn sử dụng các sàn gỗ công nghiệp đến từ Châu Âu hoặc Malaysia. Vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Bạn nên tránh các hàng không rõ nguồn gốc vì không chỉ chất lượng kém mà nhiều khi còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên gia đình.
3. Gỗ lót sàn công nghiệp có bền không ?
Nếu biết cách bảo quản và sử dụng thì tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp khá cao. Trung bình thì khoản 10-15 năm sử dụng, riêng đối với những dòng cao cấp thì có thể lên đến 30-40 năm sử dụng. Tuy nhiên với những sản phẩm giá rẻ thì tất nhiên độ bền thời gian sử dụng sẽ ngắn chỉ vài năm đổ lại.
4. Thi công lắp đặt sàn gỗ mất bao lâu?
Còn tùy vào tay nghề của người thợ, kiểu lắp đặt diện tích lắp đặt…. Thông thường với những không gian nhỏ từ 70m2 trở xuống là có thể lắp đặt trong ngày hoàn thiện.
5. Chi phí thi công lát sàn gỗ sàn gỗ là bao nhiêu?
Tuỳ vào loại sàn, độ dày sàn mà giá khác nhau. Đối với sàn gỗ công nghiệp giá giao động từ 30.000-50.000đ/m2, còn với sàn gỗ tự nhiên cao hơn từ 80.000-100.000đ/m2. Sàn gỗ có đẹp hay không cũng nhờ vào tay nghề người thợ lắp đặt nên đây cũng là yếu tố bạn cần chú ý.
Địa chỉ bán sàn gỗ công nghiệp uy tín, giá rẻ
Hiện nay, sàn gỗ công nghiệp khá dễ tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán vật liệu xây dựng và thiết kế nội ngoại thất. Tuy nhiên việc tìm được một nơi mua uy tín, chất lượng là điều không đơn giản. Nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng, hàng giả thì không những ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng, tính thẩm mỹ của sàn mà còn thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người thân trong gia đình. Vì vậy tránh “tiền mất tật mang”, bạn cần tìm đến các đơn vị uy tín để mua được hàng chất lượng tốt. Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công thiết kế xây dựng, Hiệp Dương Phát cam kết 100% sản phẩm của chúng tôi đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với chế độ bảo hành và hậu mãi đầy đủ với giá cả phải chăng. Cùng đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, thợ thi công tay nghề cao sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối. Hệ thống các cửa hàng Hiệp Dương Phát trải dài khắp các tỉnh thành chỉ cần một cuộc gọi chúng tôi sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0947 395 659, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn 24/7.
- Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế – Kỹ Thuật Xây Dựng Hiệp Dương Phát
- Văn phòng chính tại Số 66 Đặng Văn Trơn – Phường Hiệp Hoà – Thành phố Biên Hoà – Đồng Nai
- Số điện thoại: 0947 395 659 – Mr. Dưỡng
- Email: hiepduongphat@gmail.com